Hỗ trợ online Xem tiếp
Tư vấn - Hỏi đápXem tiếp
- Từ khóa dùng để quảng cáo trên google là gì?
- Tại sao bạn nên quảng cáo website trên google?
- Tại sao bạn nên chọn VNPEC để quảng cáo google cho website, sản phẩm của bạn?
- Vị trí Q.Cáo công ty của tôi ở đâu trên google?
- Khi nào Q.Cáo của tôi được chạy trên google?
- Video clips giới thiệu về quảng cáo trên google?
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
- Lượt xem 4004 lần
Huyền thoại công nghệ, người đặt nền móng cho PC qua đời
- (09:02:48 | Thứ tư, 11/04/2012)Huyền thoại công nghệ Jack Tramiel, nhà sáng lập của hãng máy tính Commodore International, một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của máy tính cá nhân và máy chơi game, đã qua đời vào chủ nhật vừa qua ở tuổi 83
Jack Tramiel là nhà sáng lập của hãng công nghệ Commodore International và là cựu CEO của hãng công nghệ Atari International.
Nổi tiếng với câu nói rằng “máy tính nên được xây dựng để dành cho quần chúng, chứ không phải dành cho các lớp học”, Tramiel đóng vai trò quan trọng là một trong những người tiên phong đặt nền móng cho sự phát triển của ngành công nghiệp máy tính cá nhân (PC) cũng như máy chơi game.
Từ tư duy kinh doanh này, công ty Commodore International do Tramiel sáng lập đã xây dựng các dòng máy tính cá nhân mạnh mẽ nhưng có giá cả phải chăng, nổi bật nhất trong đó là Commodore 64, chiếc máy tính cá nhân bán chạy nhất trong mọi thời đại, với ước tính từ 20 đến 30 triệu chiếc đã được tiêu thụ.
Sinh tại thành phố Lodz, Ba Lan vào 13/12/1928. Traimiel và gia đình đã từng sống tại trại tập trung Auschiwitz sau khi Đức Quốc Xã chiếm đóng nước này trong Chiến tranh thế giới thứ II. Sau đó, trong khi mẹ của ông vẫn bị giam tại Auschiwitz thì Tramiel và cha mình bị chuyển đến trại lao động Ahlem gần Hanover, nơi ông đã bị giam giữ cho đến khi được giải cứu bởi quân đội Mỹ vào tháng 4/1945.
Tramiel sau đó di cư sang Mỹ vào tháng 11/1947 và bắt đầu học để sửa chữa máy đánh chữ trong suốt thời gian làm việc trong quân đội. Sau khi giải ngũ, Tramiel đã mở một cửa hàng sửa chữa máy móc văn phòng ở Bronx vào năm 1953, với tên gọi “Máy đánh chữ Commodore”.
Sau đó không lâu, Tramiel đã gây dựng cửa hàng của mình trở thành một công ty chuyên sản xuất và phát triển máy tính đánh chữ, máy tính và cuối cùng trở thành công ty sản xuất máy vi tính, bắt đầu với bộ máy tính Commodore PET vào năm 1977 và sau đó đạt đỉnh cao với Commodore 64, ra mắt vào năm 1982.
2 năm sau đó, Tramiel đã từ chức khỏi Commodore, công ty do chính mình lập ra để dành thời gian nghỉ ngơi và tránh xa ngành công nghiệp máy tính.
Tuy nhiên, như một định mệnh, ông trở lại ngành công nghiệp này vào tháng 7/1984 sau khi mua lại bộ phận hàng tiêu dùng của hãng công nghệ Atari, vốn đã bị lâm vào khó khăn trên thị trường máy chơi điện tử từ năm 1983.
Trong thời gian làm việc tại Atari, Tramiel đã phát triển hãng này thành một trong những hãng sản xuất máy chơi điện tử lớn nhất thế giới, trước khi ông rút lui vào năm 1996.
Không chỉ có tác động to lớn đến ngành công nghiệp máy tính cá nhân, Jack Tramiel còn có sự ảnh hưởng to lớn đến các nhân viên, những người đã từng làm việc với ông. Bil Herd, một người từng làm việc tại Commodore International từ năm 1983 đến 1986 cho biết ông di chuyển dọc chiều dài nước Mỹ chỉ để gặp lại vị lãnh đạo cũ của mình, trong lần kỷ niệm 25 năm ngày ra mắt Commodore 64.
“Bạn học được rằng không cần có lý do để thực hiện điều đó, bạn chỉ cần biết rằng nó phải được hoàn thành”, Bil Herd cho biết về tư duy lãnh đạo của Jack Tramiel.
Jack Tramiel nổi tiếng là người luôn đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu. Trong sự kiện kỷ niệm 25 năm ngày ra mắt Commodore 64 vào năm 2007, Jack Tramiel đã từng nói:
“Ngành công nghiệp máy tính ngày nay đã có sự khác biệt rất nhiều so với thời kỳ 1975. Trong một vài mặt, nó trở nên tốt hơn, nhưng trong nhiều mặt khác, nó trở nên xấu đi. Nhưng điều quan trọng nhất là tất cả chúng ta đều làm việc một cách chăm chỉ để mang lại cho người dùng những điều tốt nhất. Và họ đã phải thốt lên ‘làm sao chúng ta có thể sống được mà không có máy tính?’. Thật là một điều tuyệt vời”.
Mặc dù được xem là một huyền thoại của công nghệ, tuy nhiên Jack Tramiel lại là một cái tên ít được biết đến.
Trong bài phỏng vấn với trang công nghệ Cnet vào năm 2007, Tramiel đã từng nói: “Tôi cảm thấy hạnh phúc vì mọi người không biết đến tôi”.
Tuy nhiên, những đóng góp của Tramiel dành cho ngành công nghệ thế giới là không thể lãng quên.
Sau khi nghỉ hưu, ông đã sống với người vợ của mình, Helen và 3 người con trai cho đến cuối đời.
Nổi tiếng với câu nói rằng “máy tính nên được xây dựng để dành cho quần chúng, chứ không phải dành cho các lớp học”, Tramiel đóng vai trò quan trọng là một trong những người tiên phong đặt nền móng cho sự phát triển của ngành công nghiệp máy tính cá nhân (PC) cũng như máy chơi game.
Từ tư duy kinh doanh này, công ty Commodore International do Tramiel sáng lập đã xây dựng các dòng máy tính cá nhân mạnh mẽ nhưng có giá cả phải chăng, nổi bật nhất trong đó là Commodore 64, chiếc máy tính cá nhân bán chạy nhất trong mọi thời đại, với ước tính từ 20 đến 30 triệu chiếc đã được tiêu thụ.
Jack Tramiel là một trong người đặt nền móng cho sự phổ biến của máy tính cá nhân
Sinh tại thành phố Lodz, Ba Lan vào 13/12/1928. Traimiel và gia đình đã từng sống tại trại tập trung Auschiwitz sau khi Đức Quốc Xã chiếm đóng nước này trong Chiến tranh thế giới thứ II. Sau đó, trong khi mẹ của ông vẫn bị giam tại Auschiwitz thì Tramiel và cha mình bị chuyển đến trại lao động Ahlem gần Hanover, nơi ông đã bị giam giữ cho đến khi được giải cứu bởi quân đội Mỹ vào tháng 4/1945.
Tramiel sau đó di cư sang Mỹ vào tháng 11/1947 và bắt đầu học để sửa chữa máy đánh chữ trong suốt thời gian làm việc trong quân đội. Sau khi giải ngũ, Tramiel đã mở một cửa hàng sửa chữa máy móc văn phòng ở Bronx vào năm 1953, với tên gọi “Máy đánh chữ Commodore”.
Sau đó không lâu, Tramiel đã gây dựng cửa hàng của mình trở thành một công ty chuyên sản xuất và phát triển máy tính đánh chữ, máy tính và cuối cùng trở thành công ty sản xuất máy vi tính, bắt đầu với bộ máy tính Commodore PET vào năm 1977 và sau đó đạt đỉnh cao với Commodore 64, ra mắt vào năm 1982.
2 năm sau đó, Tramiel đã từ chức khỏi Commodore, công ty do chính mình lập ra để dành thời gian nghỉ ngơi và tránh xa ngành công nghiệp máy tính.
Tuy nhiên, như một định mệnh, ông trở lại ngành công nghiệp này vào tháng 7/1984 sau khi mua lại bộ phận hàng tiêu dùng của hãng công nghệ Atari, vốn đã bị lâm vào khó khăn trên thị trường máy chơi điện tử từ năm 1983.
Trong thời gian làm việc tại Atari, Tramiel đã phát triển hãng này thành một trong những hãng sản xuất máy chơi điện tử lớn nhất thế giới, trước khi ông rút lui vào năm 1996.
Commodore 64, chiếc máy tính cá nhân có lượng tiêu thụ lớn nhất trong lịch sử
Không chỉ có tác động to lớn đến ngành công nghiệp máy tính cá nhân, Jack Tramiel còn có sự ảnh hưởng to lớn đến các nhân viên, những người đã từng làm việc với ông. Bil Herd, một người từng làm việc tại Commodore International từ năm 1983 đến 1986 cho biết ông di chuyển dọc chiều dài nước Mỹ chỉ để gặp lại vị lãnh đạo cũ của mình, trong lần kỷ niệm 25 năm ngày ra mắt Commodore 64.
“Bạn học được rằng không cần có lý do để thực hiện điều đó, bạn chỉ cần biết rằng nó phải được hoàn thành”, Bil Herd cho biết về tư duy lãnh đạo của Jack Tramiel.
Jack Tramiel nổi tiếng là người luôn đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu. Trong sự kiện kỷ niệm 25 năm ngày ra mắt Commodore 64 vào năm 2007, Jack Tramiel đã từng nói:
“Ngành công nghiệp máy tính ngày nay đã có sự khác biệt rất nhiều so với thời kỳ 1975. Trong một vài mặt, nó trở nên tốt hơn, nhưng trong nhiều mặt khác, nó trở nên xấu đi. Nhưng điều quan trọng nhất là tất cả chúng ta đều làm việc một cách chăm chỉ để mang lại cho người dùng những điều tốt nhất. Và họ đã phải thốt lên ‘làm sao chúng ta có thể sống được mà không có máy tính?’. Thật là một điều tuyệt vời”.
Mặc dù được xem là một huyền thoại của công nghệ, tuy nhiên Jack Tramiel lại là một cái tên ít được biết đến.
Trong bài phỏng vấn với trang công nghệ Cnet vào năm 2007, Tramiel đã từng nói: “Tôi cảm thấy hạnh phúc vì mọi người không biết đến tôi”.
Tuy nhiên, những đóng góp của Tramiel dành cho ngành công nghệ thế giới là không thể lãng quên.
Sau khi nghỉ hưu, ông đã sống với người vợ của mình, Helen và 3 người con trai cho đến cuối đời.
- Các bài viết cùng danh mục
- Khám phá trụ sở đầy bí hiểm của Apple
- Kỹ sư Intel trộm tài liệu thiết kế chip đắt giá cho đối thủ
- Sony chính thức trình làng đồng hồ thông minh
- Những bản nhạc độc được tạo ra từ…ổ đĩa mềm
- Shutdown/Restart từ xa trong mạng LAN
- Nokia đưa 4 điện thoại Lumia đầu tiên về Việt Nam
- Tuyệt đẹp bộ sưu tập hình nền bầu trời
- Internet Explorer bất ngờ hồi sinh
- Hiển thị nhanh tập tin và thư mục ẩn bằng phím tắt
- Những khoảnh khắc thú vị của nhiếp ảnh gia (Phần 2)
-
Người Mỹ tìm cách chống lệnh cấm bẻ khóa điện thoại
Các nhà tổ chức chiến dịch đang cố gắng thuyết phục Nhà Trắng hợp pháp hoá hoạt động bẻ khoá điện thoại tại Mỹ. Tổ chức này đang chuẩn bị đạt được ngưỡng 100.000 chữ ký đồng tình trước khi chiến dịch này kết thúc vào thứ Bảy (23/2) tới.
Nhà mạng “câu khách” bằng Facebook
Giới trẻ phát cuồng vì Facebook là lý do khiến các hãng di động tung ra các gói dịch vụ hỗ trợ hoặc có tính năng của mạng xã hội để thu hút nhóm khách hàng này.
-
- Microsoft trình làng Surface - đối thủ nặng ký thách thức iPad
- CEO Facebook rớt thảm trong top 15 tỷ phú công nghệ
- CEO Facebook - Mark Zuckerberg nhiều khả năng đã rời Hà Nội
- Tuyệt chiêu tải nhạc và video từ Youtube dành cho người yêu nhạc
- Màn hình 4 inch đang trở thành cỡ chuẩn trên smartphone
- Apple tiếm ngôi HP trong kỷ nguyên hậu PC