quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Đăng ký quảng cáo google Online
    Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
    Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
    Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
  • Lượt xem 3772   lần

Microsoft và cuộc chiến chống phần mềm lậu

- (08:47:28 | Thứ sáu, 26/11/2010)
Là hãng phần mềm hàng đầu thế giới nhưng Microsoft cũng là nhà sản xuất đau đầu nhất với tình trạng bẻ khóa, sử dụng phần mềm lậu tràn lan. Trong cuộc chiến chống lại vấn nạn này, không phải lúc nào gã nhà giàu xứ Redmond cũng giành phần thắng, cho dù đã bỏ ra không ít của cải.

Chúng tôi xin trích đăng "câu chuyện chống phần mềm lậu" được New York Times đăng tải để bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh về cuộc chiến "không khói súng" nhưng đầy cam go này.

"Nóng" chợ đen Windows, Office giá rẻ: siêu lợi nhuận

Một sáng tháng 3-2009, khi mặt trời lấp ló trên những ngọn núi quanh vùng Los Reyes, một thị trấn ở Mexicô, hơn 300 nhân viên lực lượng an ninh đã có mặt, bố trí vây ráp ở một “nhà máy” thuộc quyền quản lý của băng đảng La Familia Michoacana. Thay vì tìm kiếm các mục tiêu hàng lậu, phi pháp quen thuộc như thuốc phiện, súng hay tiền… cảnh sát muốn khám xét việc sản xuất và phân phối hàng loạt phần mềm lậu của La Familia Michoacana.

Nhanh chóng, 3 người đàn ông đã bị bắt giữ cùng với 50 cỗ máy sử dụng để sao chép các đĩa phần mềm quen thuộc như Microsoft Office và game Xbox. “Toàn bộ quá trình điều tra cực kì phức tạp và mạo hiểm”, một quan chức giấu tên tham gia điều tra cho hay.

Sao chép và phân phối trái phép phần mềm lậu sinh lời rất lớn
, ít mạo hiểm hơn nhiều so với các hoạt động phi pháp mà băng đảng La Familia đang thực hiện như bắt cóc, hối lộ hay buôn bán ma túy… Trên các đĩa lậu đều được gán nhãn “Sản xuất bởi FMM”, hàm ý Familia Morelia Michoacana, ngang nhiên nằm cạnh thương hiệu của hàng loạt nhà sản xuất phần mềm danh tiếng.

La Familia Michoacana là một băng đảng liên kết với hàng loạt tổ chức tội phạm khác dưới dạng một liên hiệp. Chúng phân phối phần mềm qua hàng ngàn kiốt, chợ và cả các cửa hàng trong vùng. Sự xuất hiện của các nhóm tội phạm được tổ chức quy củ kiểu này đang làm các ông lớn trong ngành phần mềm như Microsoft, Symantec và Adobe điên đầu. Tiếp tay cho chúng là hàng loạt nhóm tội phạm xuyên quốc gia ở Trung Quốc, Nam Mỹ, Đông Âu…làm nhiệm vụ mở rộng dây chuyền cung cầu. Đôi khi chúng cung cấp lậu một số phần mềm đường hoàng, nhưng không ít lần, phần mềm của các nhóm kiểu này chỉ có một nhiệm vụ là làm mũi tên chỉ đường cho các hoạt động tội phạm mạng khác.

Microsoft có thực sự "bó tay"?



Một hệ thống tình báo tự động của Microsoft có khả năng dò quét các liên kết chứa 
phần mềm lậu được đưa lên mạng.


Không như các nhà sản xuất phần mềm khác, từ lâu Microsoft đã có những động thái cứng rắn trong việc phòng chống các hoạt động phân phối và sử dụng phần mềm lậu của hãng. Nhưng trên thực tế, các phần mềm của Microsoft vẫn đang tiếp tục trôi dạt khắp địa cầu với mức giá chưa bằng một bữa sáng.

Doanh số của gã khổng lồ phần mềm đến chủ yếu từ bản quyền hệ điều hành Windows và phần mềm Office. Tuy nhiên, mức giá mà Microsoft đưa ra là tương đối đắt đỏ. Ở một số nước như Ấn Độ, Microsoft thường hợp tác với cảnh sát địa phương để bắt phạt các công ty sử dụng phần mềm lậu. Trong trường hợp các công ty này cam kết theo con đường “chính đạo”, hãng phần mềm nước Mỹ sẵn sàng trở thành đối tác với mức giá chiết khấu.

Theo giáo sư trường luật Columbia Law School, nhà tiên phong trong phong trào phần mềm miễn phí Eben Moglen, Ấn Độ nên tập trung vào việc giáo dục ý thức của người dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ, thay vì chỉ tìm biện pháp bảo đảm tiền bản quyền trở lại túi Microsoft.

 


Tại thị trường Việt Nam, Microsoft cũng đã bắt đầu mở chiến dịch để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng vào giữa tháng 11-2010.

Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm khá cao, làm giảm GDP.

Ngoài ra, người dùng máy tính tại Việt Nam vẫn thường dùng các phần mềm chia sẻ trên internet, mang nhiều nguy cơ chứa đựng mã độc, mở cửa hậu cho hacker tấn công vào hệ thống, đánh cắp dữ liệu nhạy cảm.

Theo vị giáo sư này, Microsoft không có lựa chọn nào khác là phải kiên quyết trong việc chiến đấu với vấn nạn phần mềm lậu. Được biết, ngay cả các đối tác và mạng bán lẻ “hoành tráng” của Microsoft cũng không thể sống sót ở những nơi nhan nhản các cửa hàng bán phần mềm lậu, mặc dù người dùng và giới doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những nguy cơ lừa đảo trực tuyến nếu đặt niềm tin vào các phần mềm lậu.

Tuy nhiên, có một thông tin gây sốc là Microsoft sẵn sàng chấp nhận và thả trôi thực trạng sử dụng phần mềm lậu, vì hãng phần mềm này… không muốn người dùng sẽ đi mua các phần mềm thay thế giá rẻ hơn. Cùng lúc đó, ở “mặt trái”, Microsoft ra tay bóc mẽ một số công ty sử dụng phần mềm lậu để… nhắc nhở khách hàng và đối tác “fairplay” hơn trong việc dùng phần mềm.

Thực tế là Microsoft thừa tiềm lực để đẩy mạnh các hoạt động chống sử dụng phần mềm lậu. Tại trụ sở của hãng, các nhân viên phụ trách công tác chống phần mềm lậu còn sẵn sàng làm bạn với…tin tặc ở Nga, Đông Âu để theo dõi thông tin, cách thức mà đối tượng này thường thực hiện, theo quy trình chung là sử dụng thẻ tín dụng đánh cắp để mua và bán lại phần mềm, thông qua các trang web tự lập.

Thông qua hệ thống gián điệp nhân tạo, Microsoft có thể quét được trên web các liên kết nghi ngờ phát tán phần mềm, sau đó đưa ra yêu cầu với nhà cung cấp dịch vụ web đóng cửa các trang web chứa sản phẩm này. Đáng ngạc nhiên là giao diện của chúng rất chuyên nghiệp, thậm chí còn có cả trung tâm hỗ trợ khách hàng đặt ở…Ấn Độ.

Anaman, một nhân viên của Microsoft cho hay: “Trước đây, chúng tôi thường gỡ bỏ khoảng 10.000 link (liên kết) mỗi tháng, nhưng con số này bây giờ đã lên tới 800.000 link”. Theo Anaman, kiểm tra của Microsoft cho thấy, khoảng 35% phần mềm lậu trên các trang chia sẻ phần mềm lớn chứa mã độc. 

 



Chuyên gia của Microsoft đang “điểm mặt” mã kích hoạt trên đĩa phần mềm giả mạo 
(Ảnh NYTimes)


Mỗi năm, Microsoft chi ra khoảng 10 triệu USD cho các hoạt động dò thám phần mềm lậu và khoảng 200 triệu USD phát triển công nghệ chống bẻ khóa.

Mặc dù Microsoft thừa biết sinh viên là đối tượng thường bán phần mềm sao chép Windows, Office, sản phẩm của Adobe, Symantec với giá rẻ trên eBay, tình trạng một số người dùng tải miễn phần mềm trên các trang vi phạm bản quyền về sử dụng, nhưng cuộc chiến chống phần mềm lậu của hãng này chủ yếu nhắm tới các đối tượng sản xuất và phân phối hàng loạt sản phẩm vi phạm bản quyền có quy mô.

Vụ việc lớn nhất xảy ra tháng 7 -2007 ở Trung Quốc, khi Cục anh ninh của chính quyền sở tại và F.B.I đã phát hiện được một trung tâm sản xuất đĩa lậu, có quy trình đóng gói hẳn hoi trước khi chuyển ra thị trường. Ước tính, riêng các phần mềm của Microsoft có giá trị tới 2 tỉ USD gồm 16 phiên bản cùng 11 ngôn ngữ khác nhau. Sản phẩm lậu này, theo trình tự sẽ có mặt ở 36 quốc gia trên khắp địa cầu. Thậm chí, các đối tượng kiểu này còn móc nối với hệ thống bán lẻ toàn cầu để gạ gẫm với mức giá chiết khấu hậu hĩnh. Hàng sẽ được chuyển tới bằng đường thư tín sau khi đạo chích nhận đủ tiền.

Microsoft cũng đang gặp khó khăn trước vấn nạn sử dụng thẻ tín dụng “chùa” để mua bản quyền hợp pháp rồi bán lại với giá rẻ, chủ yếu xuất phát từ tội phạm Nga và Đông Âu.

Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn