quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
    Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
    Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
    Đăng ký quảng cáo google Online
  • Lượt xem 3613   lần

Tại sao Microsoft chờ cho Nokia rớt giá hơn nữa?

- (17:41:14 | Thứ năm, 14/06/2012)
Tin đồn việc Microsoft mua lại ông vua mất ngai Nokia lại đang rộ lên nhưng chẳng đem lại cái gì ngoại trừ dường như giá cổ phiếu của Nokia càng rớt.

Biên tập viên Andrew Orlowski của trang tin công nghệ của Anh Register quan sát và nhận định cổ phiếu Nokia đã rớt giá xuống gần mức thấp nhất trong suốt 15 năm trở lại đây. Chỉ riêng trong 3 tháng qua, nó đã giảm 40%. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, cuối năm ngoái Micrisoft đã được xem xét sổ sách kế toán của Nokia để tìm kiếm những phần nào có giá trị để thâu tóm không.

Không phải ai cũng biết chuyện này. Microsoft chẳng thu được gì và không thông qua thương vụ này.

Sau đó, tin đồn lại được thắp lên vào tháng Giêng năm nay bắt nguồn từ blogger nổi tiếng Eldar Murtazin. Ông cho rằng Microsoft sẽ nuốt bộ phận và thương hiệu smartphone của Nokia trong khi mảng điện thoại cơ bản có lợi nhuận thu về không cao sẽ được tách ra, bán cho một quỹ tư nhân hay khách hàng Trung Quốc. Điều này không chỉ quá sớm mà còn thiếu thực tế - nhưng tin đồn lại giành được sự chú ý vì có khả năng xảy ra việc mua bán Nokia, Microsoft sẽ là người mua và là một người mua phần smartphone không muốn kèm theo mảng điện thoại cơ bản.

Lý do Microsoft không thực sự muốn sở hữu Nokia vì Nokia không muốn bán và Microsoft không muốn mua. Cả hai đều có vị trí hợp lý để làm cao trên bàn đàm phán. Nokia thì vẫn còn thời gian và tài chính để cầm cự. Còn Microsoft có thời gian để sản sinh ra cả "một hệ sinh thái" - một thuật ngữ trong ngành công nghệ mà cả thế giới gọi "thị trường".

Chúng ta hãy thử quay lại 18 tháng trước và tưởng tượng Nokia đã tạo ra được một vài ảnh hưởng, nhưng hãng vẫn bấp bênh như hãng RIM, nhà sản xuất smartphone BlackBerry. Các cổ đông rất biết ơn CEO của họ, Stephen  Elop, vì tầm quan trọng của ông trong việc ổn định Nokia (nhu cầu điện thoại Symbian trong vòng 12 tháng qua đã nói lên điều đó) và mong muốn tối ưu hóa nguồn thu từ những tài sản còn lại.

Microsoft hầu như luôn xuất hiện tại thời điểm này: danh mục vốn đầu tư là tài sản hiển nhiên, còn thương hiệu và bí quyết chế tạo của Microsoft là giá trị đáng kinh ngạc khi mà hãng đã làm việc 3 năm liên tục như nhà sản xuất thiết bị gốc uy tín. Nếu Microsoft muốn có được một đội ngũ kỹ thuật Windows Phone danh tiếng thì trong 18 tháng nữa, khi Nokia cạn kiệt tiền mặt, nó sẽ rẻ hơn rất nhiều so với hiện giờ. Do vậy, cả hai bên đều giữ vị trí là những đối tác độc lập hiện xem ra là phù hợp hơn cả.

Lý do duy nhất khiến Microsoft chi trả một khoản tiền lớn cho Nokia vào năm ngoái là để Nokia khỏi rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh.

Nokia giúp Microsoft giành thắng lợi trong cuộc chiến máy tính bảng?

Không còn gì nghi ngờ về sự quyết tâm của Microsoft trong việc tạo ra một nền tảng di động phổ biến cho điện thoại và dòng tablet. Chúng ta có thể thấy nó trong giao diện Metro. Đây rõ ràng là tự sát khi khăng khăng đưa giao diện Metro vào Windows 8, thậm chí phải trả giá vì bỏ qua một chu trình nâng cấp Windows doanh nghiệp là: Microsoft chuẩn bị bỏ hàng tỷ đô la doanh thu để thiết lập giao diện Metro như một nền tảng.

Trong nhiều năm, Microsoft đã chấp nhận những khoản tổn thất lớn cho cuộc phiêu lưu Xbox trước khi cuối cùng nó cũng đã đem lại lợi nhuận. Vấn đề là những quyết định về Xbox không phải liên quan đến một số chiến lược quan trọng của Windows – có nghĩa là không rủi ro làm tê liệt cả hai. Còn thiết lập vị trí Metro trên thị trường có lẽ còn hao tiền tốn của hơn, mất nhiều thời gian hơn. Song ít nhất nó cũng biết nó sẽ đi đến đâu: Lộ trình tới Windows Phone 8 và Apollo rất rõ ràng.

Tuy nhiên, vẫn còn một khả năng hợp lý khác là Microsoft sẽ chờ cho đến khi giá Nokia rẻ đi.

Nokia hẳn phải rất tức giận trước những tin đồn mua lại này ngay trong thời điểm hãng còn đang trong chu trình cho ra những sản phẩm chạy nền tảng Windows Phone đầu tiên. Các smartphone Lumia về cơ bản giống nhau, chỉ khác ở vỏ bọc bên ngoài và cấu hình.

Sự trở lại của Nokia có thể không được đánh giá công bằng cho đến khi chúng ta bị cuốn hút bởi chu kỳ sản phẩm thứ hai chạy nền tảng Tango vào cuối năm nay - thậm chí là chu kỳ sản phẩm thứ ba chạy trên Apollo. Ông Stephen Elop, CEO Nokia đã rút ngắn đi một nửa thời gian cần cho Nokia sản xuất smartphone, chỉ đơn giản bằng cách chuyển sang dùng Windows Phone.

Viễn cảnh đầy ác mộng cho Nokia là thực tế không thể có dư địa cho một "hệ sinh thái thứ ba". Trong viễn cảnh này chỉ có Apple và Android, bỏ mặc cho RIM và Nokia tranh giành mẩu bánh vụn. Ngày nay, "sức khỏe" của Windows Phone như một hệ sinh thái còn mờ nhạt: Samsung, Dell, LG và HTC… tất cả dường như đã từ bỏ, chỉ còn mỗi Nokia là vẫn ồn ào.

Nếu tin đồn Microsoft thâu tóm Nokia này vẫn tiếp diễn, đối với Nokia, việc trở thành một phần độc lập của Microsoft xem ra cũng là dễ hiểu - giống như Xbox ngày nay.

 

Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn