quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Đăng ký quảng cáo google Online
    Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
    Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
    Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
  • Lượt xem 3866   lần

Lắp camera vào mắt để... quay phim

- (09:28:14 | Thứ tư, 28/09/2011)
Rob Spence, nhà làm phim người Canada, người đã bị mất 1 mắt trong do hoại tử từ 6 năm về trước đã quyết định lắp đặt 1 máy quay vào vị trí mắt cũ của mình để có những trải nghiệm và những thước phim đặt biệt từ 1 góc nhìn hoàn toàn mới.
“Có rất nhiều nhân vật trong các bộ phim khoa học viễn tưởng có 1 con mắt điện tử, và trong trường hợp của tôi, tôi đã thực sự có 1 con mắt như vậy” - Rob Spence cho biết.

 
Mọi chuyện bắt đầu khi Rob Spence gặp 1 tai nạn vào năm 9 tuổi, khi anh đến thăm ông của mình tại Bắc Ai-len và đã mang khẩu súng shortgun của ông ra nghịch.

 
“Tôi đã không cầm súng đúng cách, và nó đã gây ra nhiều sát thương cho tôi.” - Spence cho biết về tai nạn của mình.

 
Vụ tai nạn đã khiến mắt phải của Spence bị thương nghiêm trọng và hoại tử dần dần, khiến tầm nhìn ngày càng bị giảm. Cho đến 6 năm trước, khi bác sĩ đề nghị loại bỏ con mắt này để không bị ảnh hưởng đến mắt còn lại.

 
Sau khi con mắt phải đã bị loại bỏ hoàn toàn, với sự giúp đỡ của Kosta Grammatis, 1 cựu nhân viên phát triển vệ tinh và tên lửa. Grammatis đã giúp thiết kế 1 chiếc camera vừa vặn với hốc mắt của Spence, và tên gọi “Eyebord” (mắt điện tử) ra đời như 1 cách để Spence tự gọi chính mình.

 
Rob Spence và con mắt kiêm “máy quay” của mình

 
Thực chất, việc mất đi mắt phải không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng nhìn của mình do anh đã quen với việc nó bị hoại tử dần theo thời gian, kèm theo đó, việc lắp đặt máy quay thay thế vào hốc mắt không phải nhằm giúp anh nhìn rõ hơn, mà tất cả chỉ nhằm anh có thể nhìn cuộc đời dưới 1 con mắt hoàn toàn mới, cũng như có những cảnh phim từ những góc quay mới lạ hơn.

 
“Động lực để tôi đặt máy quay vào mắt của mình là để tôi có thể trở thành những nhân vật trong các bộ phim khoa học viễn tưởng như Star Trek hay Bionic Man, và lý do thức 2 đó là có cơ hội để làm những bộ phim tài liệu thú vị hơn, dưới những góc nhìn khác lạ” - Spence cho biết.

 
“Mắt điện tử” đầu tiên được Grammatis tạo ra cho Spence ngay trên bàn café. Hiện tại, Spence đang sử dụng con mắt điện tử thế hệ thứ 3, với khả năng truyền trực tiếp không dây hình ảnh đến màn hình.

 
Về thiết kế, máy quay được gắn trong 1 quả bóng trong suốt bằng san hô và được thiết kế để khít với hốc mắt của Spence sau khi con mắt đã bị loại bỏ hoàn toàn. Việc di chuyển góc nhìn của Spence sẽ khiến góc quay của chiếc camera thay đổi theo, tương tự như 1 con mắt bình thường, và hình ảnh quay lại được cũng chính là hình ảnh từ góc nhìn của Spence. Điều này đã giúp anh tạo ra được khá nhiều bộ phim tài liệu thú vị.

 
“Khi tôi đang quay 1 ai đó, họ nhìn vào mắt tôi và nói chuyện với tôi. Những góc quay như cách mà chúng ta đang nhìn thế giới” - Spence hào hứng chia sẻ về cách quay phim độc đáo của mình.

 
Con mắt này đã giúp Spence có được những cảnh quay với góc nhìn mới lạ hơn

 
Bộ phim tài liệu mới nhất được Spence thực hiện là bộ phim dài 12 phút, nói về những người bị thiếu đi các bộ phận trên cơ thể do tai nạn, và đã được thay thế bằng các thiết bị điện tử, có chức năng tương tự như bộ phận thật.

 
Với Spence, bộ phim này là cơ hội để khám phá sự phát triển của công nghệ trong việc giúp đỡ những người tàn tật trên khắp thế giới. Frank tin rằng, các thiết bị điện tử trong tương lai sẽ còn đóng vai trò quan trọng hơn để bù đắp sự thiếu sót của nhiều người tàn tật trên thế giới.

 
Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn