quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
    Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
    Đăng ký quảng cáo google Online
    Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
  • Lượt xem 3422   lần

Tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi

- (09:54:08 | Thứ sáu, 04/01/2013)
Năm 2012, tình trạng tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam trở nên tinh vi hơn. Các hoạt động đánh cắp, làm giả thẻ tín dụng, mở sàn giao dịch trực tuyến lừa đảo đa cấp... diễn biến phức tạp
Cùng với sự phát triển của công nghệ trong nước và thế giới, sự xuất hiện ngày càng nhiều những loại tội phạm lợi dụng công nghệ thông tin, truyền thông để thực hiện hành vi phi pháp cũng nở rộ hơn.
 
Làm giả thẻ tín dụng, đánh cắp tài khoản

Năm 2012, tình trạng xuất hiện những đường dây làm giả thẻ tín dụng hoặc đánh cắp tài khoản ngân hàng trực tuyến để mua hàng trái phép từ nước ngoài sau đó gửi về Việt Nam diễn biến phức tạp. 

Tiêu biểu trong đó có thể kể đến vụ án do đối tượng Nguyễn Đình Thuần (Hà Nội) cầm đầu, đã sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài đặt mua hàng tại Mỹ, sau đó vận chuyển về Việt Nam tiêu thụ 600 đơn hàng khác nhau, bao gồm laptop, máy tính bảng, máy ảnh, iPhone... Vụ việc sau đó đã bị cơ quan điều tra phát hiện, bắt quả tang và thu giữ 16 đơn hàng vận chuyển, gồm 39 laptop, 95 máy tính bảng, 6 điện thoại Vertu... với tổng giá trị ước tính lên đến 4 tỷ đồng.

Điều này không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho chủ thẻ tín dụng mà còn gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế và mất lòng tin của người sử dụng vào các hoạt động ngân hàng trực tuyến. Đặc biệt, hành vi này còn làm ảnh hưởng đến uy tín của khách hàng xuất phát từ Việt Nam, khi nhiều trang giao dịch trực tuyến ở nước ngoài từ chối các giao dịch có nguồn gốc từ Việt Nam.

Không chỉ các đối tượng trong nước, có cả đối tượng người nước ngoài, (chủ yếu quốc tịch Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và một số nước châu Phi) nhập cảnh vào Việt Nam với nhiều lý do, sau đó sử dụng các thiết bị công nghệ cao để phạm tội cũng có chiều hướng tăng nhanh.

Thủ đoạn của các đối tượng này thường là sử dụng các thiết bị công nghệ cao chuyên dụng để đọc, in dữ liệu để làm giả thẻ từ, sau đó móc nối với các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ để tiến hành giao dịch khống và rút tiền mặt.

Không ít các trường hợp khi bị cơ quan cảnh sát điều tra phát hiện ra, các đối tượng đã kịp rút và tiêu thụ số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Bán hàng đa cấp “đội lốt” thương mại điện tử nở rộ

Nền thương mại điện tử nước nhà đang từng bước “chập chững” hình thành và phát triển, tuy nhiên không ít đối tượng đã lợi dụng kẻ hở và sự yếu kém trong quản lý trên các sàn giao dịch trực tuyến để lừa đảo, bán hàng giả, hàng kém chất lượng...
Vụ MB24 khiến nhiều người ngỡ ngàng với hình thức tinh vi và mức độ thiệt hại
Vụ MB24 khiến nhiều người ngỡ ngàng với hình thức tinh vi và mức độ thiệt hại

Đặc biệt, tinh vi hơn chính là việc các mô hình bán hàng đa cấp “đội lốt” dưới các sàn thương mại điện tử hết sức tinh vi đã gây nên những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến vụ Công ty cổ phần trực tuyến MB24  với quy mô hoạt động trên toàn quốc đã lừa đảo và chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.

Thủ đoạn chủ yếu của các đối tượng cầm đầu là xây dựng trang web trên mạng và tuyên truyền, tự mạo nhận đây là sản thương mại điện tử được Nhà nước cấp phép và bảo trợ, xây dựng phần mềm sử dụng thuật toán chia hoa hồng để lôi kéo nhiều người tham gia cũng như kêu gọi giới thiệu thêm người tham gia mới để được hưởng hoa hồng.

Những hình thức lừa đảo này thường rất tinh vi, đánh vào các đối tượng nhẹ dạ, cả tin như sinh viên, những đối tượng ở vùng sâu, vùng xa ít cập nhật thông tin... nên khi các cơ quan chức năng phát hiện ra thì đã để lại những hậu quả nghiêm trọng, với thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Nhiều hình thức cá độ trực tuyến

Tình trạng cá độ, đánh bạc trực tuyến cũng diễn biến rất phức tạp và khó lường trong năm qua. Không chỉ những trang web đánh bạc và cá độ do người Việt Nam thành lập, không ít các trang web nước ngoài cũng cấu kết với người Việt Nam để hình thành nên các đường dây đánh bạc, cá độ quy mô lớn, lôi kéo số lượng người chơi lên đến hàng trăm nghìn người, khiến một lượng lớn tiền trong nước chảy ra nước ngoài.

Các chiến sĩ công an của lực lượng phòng chống tội phạm công nghệ cao đang thực hiện nhiệm vụ
Các chiến sĩ công an của lực lượng phòng chống tội phạm công nghệ cao đang thực hiện nhiệm vụ

Điểm gây khó khăn cho các cơ quan chức năng chính là việc các trang web cá độ này chủ yếu đặt máy chủ ở nước ngoài, khiến khó có thể can thiệp và ngăn chặn.

Trong năm 2012, Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, lực lượng Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao đã phối hợp với các đơn vị có liên quan, đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn, gỡ bỏ thành công hàng trăm trang web đánh bạc và cá độ bóng đá qua mạng, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị địa phương khám phá nhiều chuyên án lớn về loại tội phạm này.
Cơ quan chức năng dự báo năm 2013 sẽ tiếp tục là một năm đầy biến động về an toàn mạng trên toàn cầu và tại Việt Nam nói riêng. Điều này đòi hỏi mọi cá nhân, tổ chức cần phải trang bị cho mình những kiến thức, thông tin về an toàn mạng để tự bảo vệ mình khỏi những mối nguy hại có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị chức trách cần có những cảnh báo, hỗ trợ cần thiết và kịp thời khi có các vấn đề liên quan đến an ninh mạng quốc gia xảy ra, giúp giảm thiểu thiệt hại cũng như tạo được sự an tâm cho người dùng Internet trong nước, xây dựng nên một nền thương mại điện tử vững mạnh hòa cùng nền thương mại điện tử toàn cầu.
 
Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn