quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
    Đăng ký quảng cáo google Online
    Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
    Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
  • Lượt xem 2537   lần

Google, Facebook không trốn thuế tại Việt Nam?

- (01:32:00 | Thứ sáu, 11/05/2012)
Thời gian vừa qua, dư luận trực tuyến đang rất nóng với câu hỏi “Có hay không việc các hãng như Google, Facebook trốn thuế tại Việt Nam?”.


Để làm sáng tỏ vấn đề này, sáng ngày 10/4/2012, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công thương) tổ chức Hội thảo “Các vấn đề về thuế trong giao dịch thương mại điện tử qua biên giới”, giúp tháo gỡ các vướng mắc trong dư luận nói chung và ngành thương mại điện tử nói riêng.

Trao đổi tại Hội thảo, các đại diện Bộ Tài Chính & Tổng cục Thuế khẳng định: “Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh có phát sinh thu nhập trong lãnh thổ VN đều phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định, hiệp định thương mại đã ký kết giữa các lãnh thổ, vùng lãnh thổ, các tổ chức thương mại đã ký kết".

Qua đó, theo ông Nguyễn Văn Phụng – phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ tài chính và ông Nguyễn Thanh Hưng – Tổng thư ký VECOM, “Không có chuyện các doanh nghiệp nước ngoài như Facebook, Google trốn thuế như dư luận đã thông tin trong thời gian qua. Các hãng thông tấn, báo chí Việt Nam tuyệt đối không được đưa tin sai lệch, kết luận vấn đề mang tính chất định hướng dư luận, sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quan hệ của các hãng trên với Việt Nam và giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước trên. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể bị các hãng kiện ngược trở lại”

Trả lời cho những vướng mắc của các doanh nghiệp là đại lý, đối tác quảng cáo của Google, Facebook tại Việt Nam trong thời gian qua, ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó Trưởng Ban Cải cách Hiện đại hóa Tổng cục Thuế cho biết: “Các doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào Việt Nam cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thì tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước là người mua sẽ phải khai thuế theo từng hợp đồng và khấu trừ nộp thay thuế cho doanh nghiệp nước ngoài.”.

Về việc có được miễn đóng thuế nhà thầu theo Thông tư 134 và Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần hay không, tại Hội thảo lần này, ông Phụng cho biết: "Google và Facebook có quyền riêng của họ và Chính phủ Việt Nam không can thiệp. Để được miễn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và hơn 40 nước và Thông tư 134, các đại lý cần đưa ra đầy đủ giấy tờ, văn bản hợp pháp để chứng minh”

Tuy nhiên, theo nhận định của các đại diện Bộ Tài Chính & Tổng cục Thuế, cũng như theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp có liên quan, hiện vẫn chưa có quy định rõ ràng về thủ tục & quy trình cho các trường hợp nói trên, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Đây là vấn đề mà Bộ Tài Chính và Tổng cục Thuế sẽ nghiêm túc xem xét và sửa đổi bổ sung trong thời gian tới.

Kết thúc hội thảo, ông Nguyễn Văn Phụng cũng đưa ra đề xuất về việc yêu cầu các tập đoàn đa quốc gia như Google, Facebook mở VPĐD tại Việt Nam để thuận lợi hóa quy trình làm việc giữa các bên.

Bộ Tài Chính cũng như Tổng cục Thuế đều khẳng định, các vướng mắc trong thời gian qua không ảnh hưởng tới hoạt động của Quảng cáo trực tuyến nói riêng và TMĐT nói chung, vì đây là xu thế tất yếu và mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp cũng như cho nền kinh tế Việt Nam. Bộ cũng sẽ đưa ra những quy định cụ thể để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động yên tâm hoạt động ổn định.

Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn